Sự thật về những kiêng kỵ liên quan đến sex

Dân gian cho rằng, vợ chồng không nên "yêu" vào những ngày nhật thực và nguyệt thực vì sẽ ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ được thụ thai.

http://c.uploadanh.com/upload/0/976/0.699083001252813888.jpg


Quan niệm cổ truyền có nhiều quan niệm về cấm kỵ trong chuyện phòng the khá "vô lý". Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn lựa và áp dụng cho mình.

Quan niệm thứ nhất: Không nên "ân ái" giữa thiên nhiên, ngày nhật thực, nguyệt thực là đại kỵ. Nếu làm trái, đứa trẻ sinh ra sẽ bị khuyết tật.

Sự thật: Cuộc chăn gối của vợ chồng thật sự có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào sự hòa quyện cảm hứng của đôi bên. Môi trường thiên nhiên, quy luật thời tiết cũng chi phối không ít đến cảm giác thăng hoa của hai người. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào về việc các ngày nhật thực, nguyệt thực, trăng rằm, núi non hiểm trở... chi phối đến hiệu quả của cuộc ái ân.

Vì vậy, các quan niệm trên không có cơ sở khoa học. Chuyện sinh con lại không chịu sự chi phối của những yếu tố này. Đứa trẻ có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, phụ nữ trong những ngày kinh nguyệt nên hạn chế quan hệ chăn gối. Việc quan hệ trong một môi trường dễ nhiểm bẩn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong quá trình thụ thai.



Nhiều kiêng kỵ của dân gian là vô lý.

Quan niệm thứ hai: Không nên "yêu" trong ánh đèn vì ánh sáng sẽ làm mất cảm hứng của cả hai và đứa trẻ sinh ra có nguy cơ tật nguyền.

Sự thật: Ánh sáng phòng ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự thăng hoa của cả vợ lẫn chồng. Tuy nhiên, đèn ngủ quá sáng gây dị tật đến thai nhi là chuyện hoang đường. Thực tế, chuyện tắt hay mở đèn tùy thuộc vào sở thích của từng người.

Quan niệm thứ ba: Không nên "yêu" vào cuối buổi chiều vì khi đó, linh hồn ma quỷ sẽ nhập vào người phụ nữ, đứa trẻ sinh ra sẽ bị dị dạng.

Sự thật: Cách giải thích như trên hoàn toàn mang tính chất mê tín, phản khoa học. Theo các bác sĩ, quan hệ chăn gối vào cuối buổi chiều không tốt cho sức khỏe đôi lứa. Cuối chiều là khoảng thời gian vợ chồng vừa ngừng lại công việc của một ngày. Lúc này, sức khỏe cạn kiệt, chưa có thời gian tái tạo năng lượng. Vì vậy, việc sinh hoạt chăn gối sẽ làm cho cả hai kiệt quệ, có nguy cơ sinh ra đứa trẻ không khỏe mạnh. Cả hai nên đến với nhau khi năng lượng trong cơ thể được bổ sung đầy đủ, khỏe mạnh.

Quan niệm thứ tư: Bạn chỉ nên sinh hoạt chăn gối sau khi ăn thật no. Nếu khi ái ân mà trong khi bụng trống rỗng, đứa trẻ sinh ra sẽ còi cọc.


Sự thật: Quan hệ ái ân trong lúc bụng đói hoặc quá no đều không tốt. Nếu đói, thể lực của bạn đang cạn kiệt, tinh lực không dồi dào, nên chất lượng gối chăn sẽ không như ý muốn. Ngược lại, khi ăn no, hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh. Việc "hành sự" lúc này sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.

Leave a Reply

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)