Về một người mẹ mười sáu tuổi, tôi không quen

Câu chuyện trong phòng sinh vẫn còn ám ảnh tôi đến tận bây giờ, không biết có mang lại cho những bạn gái xung quanh tôi những suy nghĩ nào không...


(Ảnh minh họa)

Tôi đang là sinh viên Y khoa năm thứ 3, và đang thực tập tại một bệnh viện phụ sản khá lớn trong thành phố.

Mỗi ngày, tôi đến đó, làm cái công việc mang lại hạnh phúc cho bao nhiêu con người - những đứa trẻ chào đời trong vòng tay chào đón của những người thân thương. Những lẵng hoa rực rỡ... Những câu chúc mừng “mẹ tròn con vuông”... Tôi còn gặp ở đó rất nhiều nụ cười mãn nguyện pha chút bỡ ngỡ của những người lần đầu làm cha, làm mẹ...


Và...


Tôi cũng gặp không ít những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống. Không vì một sự tò mò, mà chỉ đơn thuần là muốn chia sẻ, tôi hỏi thăm cô bé mười sáu tuổi trước mặt tôi, và được biết đứa bé sắp ra đời của em là một sinh linh không hề được chào đón.


Em nói trong nước mắt... Em xem trên ti vi, thấy người ta làm “chuyện người lớn”, rồi bắt chước làm theo với anh hàng xóm. Bụng to ra, ăn vào là ói, em còn tưởng mình ăn không tiêu, chỉ đến khi đi khám mới biết là mình đã có thai. Em đâu lường trước được chuyện này. Làm sao em có thể sẵn sàng làm mẹ một ai đó khi em chỉ vừa tròn mười sáu tuổi? Điều gì sẽ xảy ra khi em còn chưa học hết phổ thông, thì làm sao có thể đi làm, kiếm tiền, và nuôi con, trong khi bố của đứa bé thì chối bỏ sự tồn tại của nó.


http://c.uploadanh.com/upload/0/573/0.018266001248536659.jpg


Em phải trốn gia đình, viết thư nói rằng mình bỏ đi xứ khác làm ăn, sống lay lất cho đến ngày con đủ tháng để chào đời. Và hôm nay là một ngày trọng đại đánh dấu sự kiện đó, nhưng lẽ ra bên cạnh em sẽ là những người thân, thì em chỉ đối diện với những bức tường trắng toát của bệnh viện, một mình nếm trải cái đau của từng cơn gò mà em chưa sẵn sàng để đón nhận. Sau khi hỏi qua bệnh sử em, tôi không nén được sự thương cảm “Em có dự định gì sau khi sinh chưa?”. Em nhè nhẹ lắc đầu, nhưng ánh mắt thì trĩu nặng lo âu.


Rồi cơn đau chuyển dạ quá sức kinh khủng với một cô gái chưa đủ sức khỏe để vượt cạn cũng đến. Cơ thể nhỏ bé của em không kham nổi những cơn gò đến nhanh và liên tục như vậy. Em ngất xỉu, khiến đứa bé trong bụng bị ngộp và mất ngay trên bàn sanh. Chúng tôi đứng đó, bàng hoàng, đau đớn!


Đến bây giờ, tiếng khóc nghẹn ngào của em vẫn còn xoáy sâu vào tâm trí tôi: “Con em không qua khỏi phải không bác sĩ? Em không biết tâm trạng của mình lúc này là vui hay buồn nữa!”.


Nỗi buồn của một người mẹ vĩnh viễn mất đi một đứa con mà mình mang nặng đẻ đau, là một nỗi buồn đến tột cùng. Thật cay nghiệt khi điều đó lại biến thành niềm vui vì đứa bé sớm được giải thoát khỏi cảnh không cha, thoát khỏi nợ nần chồng chất, thoát khỏi dư luận xã hội cay nghiệt, và một cuộc đời không lối thoát phía trước. Tôi nghe em nói, mà thấy lòng chua xót quá!...

Leave a Reply

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)