Vô sinh vì 'con giống' bị nóng

Những thói quen trong cuộc sống như sạch không đúng cách, hút thuốc, uống rượu, ngâm mình trong nước nóng, thường xuyên đeo nhẫn cưới lại khiến không ít người mất khả năng "truyền giống".

http://c.uploadanh.com/upload/0/976/0.838058001252814036.jpg

Theo Giáo sư Trần Quán Anh, nguyên giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức thì khá nhiều nam giới rơi vào cảnh hiếm muộn vì có sở thích ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc thích đi xông hơi.

Ở điều kiện bình thường, trong môi trường nhiệt độ ổn định từ 34-35 độ C, “con giống” mới có thể phát triển tốt. Khi tắm, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc sinh tồn của “con giống”. Nếu đi tắm hơi, nhiệt độ trong phòng tắm lên tới 70-80 độ C thì hơi nóng sẽ khiến cho “con giống” tắt thở.


Do đó, nam giới không nên đi tắm nóng, xông hơi để thư giãn. Ngoài ra, tinh dịch cần 3 tháng để tái sản xuất, có nghĩa là nếu đức lang quân của bạn đi tắm hơi vào tháng 1 thì phải đến tháng 4 anh ấy mới có lại đủ số “con giống” như trước. Hơn nữa, “con giống” được sống trong điều kiện nhiệt độ mát luôn khỏe mạnh hơn.

Máy tính xách tay (laptop) là công cụ quan trọng và vô cùng hiệu quả đối với nhiều người nhưng với nam giới, họ sẽ có nguy cơ mất đi khả năng sinh sản khi sử dụng laptop không đúng cách. Vì sức nóng của laptop và tư thế ngồi để giữ cân bằng máy tính trên vùng giữa đùi và bụng sẽ làm tăng nhiệt độ của khu vực “sản xuất con giống”.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng nhiệt độ ở khu vực này càng cao thì khả năng hủy hoại các “con giống” và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản càng nhiều.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc đặt laptop trên đùi liên tục và kéo dài có thể dẫn tới những nguy cơ liên quan tới hệ sinh sản ở nam. Vì để laptop trên đùi sẽ làm tăng khoảng 2,7 độ C ở vùng bìu và hệ quả là sẽ giảm tới 1/3 lượng “con giống” sau 10 năm.

Do đó, để sử dụng laptop an toàn nam giới nên hạn chế đặt chúng lên khu vực giữa bụng và đùi cũng như sử dụng các dịch vụ không dây để chơi game hay làm việc khác nếu không muốn gặp rắc rối khi lập gia đình.

Nếu trong trường hợp máy tính xách tay là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày thì hãy cố gắng tìm bất cứ chỗ nào có thể đặt nó thay vì để nó lên lòng mình. Phụ nữ thì không phải lo lắng về việc sử dụng laptop bởi hiện chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy chúng có ảnh hưởng tới sức khỏe của phái đẹp”.

Ngồi khuất ở hàng ghế cuối cùng trong phòng đợi của Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chị Đặng Thị Mai, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngồi chết lặng nhìn vào khoảng trống vô định, anh chồng tên Huy gầy còm ngồi bên cạnh luôn miệng lẩm bẩm, cáu gắt.

Anh đang chờ để xét nghiệm tinh dịch đồ lần thứ hai. Khi nghe thấy loa của bác sĩ gọi đến tên mình, anh chồng giật bắn người, rồi đứng lên xiêu vẹo đi vào phòng dành riêng cho nam giới để làm theo yêu cầu của bác sĩ.
Chị Mai ngồi lại, nước mắt bắt đầu tràn ra hai khoé mắt.

Chị khẽ tâm sự: “Tôi lấy chồng đã 4 năm nhưng chưa lần nào có thai. Bố mẹ chồng thì luôn miệng chì chiết con trai lấy phải cô vợ bị “điếc”, không biết sinh nở. Tôi âm thầm chịu đựng nỗi đau, nuốt nước mắt tự đi khám xét khắp nơi nhưng kết quả khám lần nào cũng cho kết quả hoàn toàn bình thường.

Mãi gần đây, sau rất nhiều lần động viên, thúc ép anh ấy mới đi kiểm tra sức khoẻ. Không ngờ kết quả lại là do số lượng “con giống” của anh vừa ít lại vừa yếu. Ngay sau đó, anh được bác sĩ kê cho hàng loạt thuốc bổ để cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, do bản tính ham chơi bời, nhậu nhẹt anh Huy vẫn không chịu thay đổi cách sống của mình.

Chúng tôi mong đợi mãi vẫn không có kết quả, hôm nay lại tìm đến đây để xin làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng, kết quả xét nghiệm lại cho thấy, tinh dịch của anh ấy không thấy xuất hiện “con giống” nào còn sống".

Những người đàn ông đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản (Bệnh viện phụ sản TW) từ khắp các địa phương, với nhiều tâm trạng khác nhau. Không ít trong số ấy chết điếng khi biết chính lối sống buông thả của họ là nguyên nhân gây .

Tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, trong số các cặp vợ chồng tìm đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản tại Viện thì nguyên nhân vô sinh do nam chiếm gần 50%, bao gồm không có tinh trùng trong tinh dịch (một nửa trong số này bị tắc ống dẫn tinh) hoặc chất lượng tinh trùng sống quá thấp.

Đáng lưu ý là phần lớn trong số các trường hợp vô sinh nam không có tinh trùng là do thói quen uống rượu (ma men), hút thuốc (hít khói) và sống buông thả bị mắc các bệnh xã hội.

Theo các chuyên gia trong ngành thì, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê có thể tiêu diệt “con giống”. Những người nghiện rượu thường có các “con giống” bất thường (còn được gọi là quái tinh), ống sinh tinh bị xơ hóa và số lượng tế bào mầm giảm.

Một số nghiên cứu cho thấy nghiện cà phê, thuốc lá cũng có khả năng làm xuất hiện nhiều tinh trùng dị dạng, giảm độ vận động và khả năng sinh sôi nảy nở. Các bệnh truyền qua đường sinh dục như bệnh lậu cũng làm giảm khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Viết Tiến thì một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thấp khớp, nhiễm nấm, viêm loét ruột kết, động kinh đều có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng “con giống” và có thể gây vô sinh.

Leave a Reply

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)

    Category

    • (19)
    • (38)
    • (86)
    • (191)
    • (171)
    • (57)
    • (31)
    • (14)
    • (44)
    • (321)
    • (488)
    • (451)
    • (563)
    • (29)
    • (171)
    • (95)
    • (1)
    • (16)
    • (97)
    • (31)
    • (164)
    • (49)
    • (315)
    • (96)
    • (175)
    • (38)
    • (7)
    • (7)
    • (10)
    • (2)
    • (2)
    • (274)
    • (5)
    • (297)
    • (351)
    • (91)
    • (213)
    • (536)
    • (4)
    • (25)
    • (12)
    • (1)